
Chúng ta cần quan tâm đến mối liên hệ giữa lối sống và nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu toàn diện của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới ước tính rằng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và khối lượng cơ thể cân đối là những yếu tố giúp giảm 30 đến 40% nguy cơ mắc ung thư. Với tỷ lệ hiện tại trên toàn cầu, con số này tương ứng với khả năng ngăn chặn 3-4 triệu trường hợp mắc ung thư mỗi năm nhờ có chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động.
Bạn nên áp dụng 8 bước đơn giản sau đây để đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư.
1. Trọng lượng cơ thể
Giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) dao động từ 18 đến 23. Nhiều loại ung thư như ung thư đại tràng, vú, nội mạc tử cung (lớp trong tử cung), thận, thực quản, túi mật, buồng trứng và tuyến tụy đều liên quan đến béo phì. Luôn luôn duy trì trọng lượng cân đối có thể là một trong những cách hữu ích nhất để chống lại ung thư.
2. Vận động
Tất cả các hình thức vận động đều giúp bảo vệ bạn chống lại một số căn bệnh ung thư cũng như hạn chế tăng cân. Hãy vận động ở mức vừa phải, tương đương với thời gian đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi thể lực dần cải thiện, hãy đặt mục tiêu vận động ở mức vừa phải trong 60 phút trở lên hoặc vận động mạnh trong 30 phút trở lên mỗi ngày. Hạn chế thói quen ít vận động như xem TV.
3. Thực phẩm gây tăng cân
Hạn chế tối thiểu tiêu thụ các loại thực phẩm có mật độ năng lượng cao và “thức ăn nhanh”. Tránh đồ uống có đường. Nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu bao gồm các loại đồ ăn đã qua chế biến,trong đó thường chứa một lượng lớn chất béo hoặc đường. Những loại thực phẩm này có xu hướng cung cấp nhiều năng lượng hơn nguồn cung cấp thực phẩm có thành phẩn chủ yếu từ thực phẩm tươi sống.
4. Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Bằng chứng cho thấy hầu hết các chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư có thành phần chủ yếu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tiêu thụ ít nhất năm phần/khẩu phần (ít nhất 400 g) các loại rau không tinh bột và trái cây mỗi ngày. Hạn chế các loại thực phẩm tinh bột tinh chế. Các loại rau củ không chứa tinh bột gồm rau xanh, rau lá, bông cải xanh, cà tím và cải bắp, các loại chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang hoặc khoai lang. Rễ và củ không chứa tinh bột gồm cà rốt và củ cải.
5. Hạn chế ăn thịt đỏ và tránh sử dụng thịt đã qua chế biến.
Tiêu thụ dưới 500g thịt đỏ một tuần, và chỉ nên ăn rất ít thực phẩm đã qua chế biến. Thịt có thể là một nguồn dinh dưỡng có giá trị với các loại protein, sắt, kẽm và vitamin B12. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ là nguồn dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng nếu tiêu thụ một số lượng nhỏ.
6. Hạn chế đồ uống có cồn
Các bằng chứng về ung thư đưa ra khuyến cáo không nên tiêu thụ đồ uống có cồn. Tuy nhiên một bằng chứng khác lại cho rằng một lượng đồ uống có cồn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nếu tiêu thụ đồ uống có cồn, hãy hạn chế uống không quá hai lần mỗi ngày đối với nam giới và một lần mỗi ngày đối với phụ nữ. Tất cả đồ uống có cồn đều được chứng minh có tác dụng như nhau. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại thức uống, bất kể là bia, rượu vang, rượu mạnh hay đồ uống có cồn khác. Điểm khác biệt là lượng tiêu thụ đồ uống có cồn.
7. Hạn chế tiêu thụ muối
Bằng chứng về phương pháp bảo quản thực phẩm, chế biến và sơ chế cho thấy muối và thực phẩm bảo quản muối có khả năng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
8. Không nên coi thực phẩm chức năng là biện pháp phòng ngừa ung thư
Bằng chứng cho thấy thực phẩm chức năng liều cao có thể giúp phòng ngừa hoặc gây ra ung thư. Bổ sung thực phẩm chức năng để phòng ngừa ung thư có thể dẫn đến biến cố bất lợi không mong muốn.
Tăng cường hấp thụ dưỡng chất liên quan thông qua chế độ ăn uống là phương pháp thường được ưa chuộng.